Một trong những tổn thất mà người bệnh phải chấp nhận là trong quá trình lấy silicon phải lấy kèm cả mô mỡ và mô tuyến vú.
Bác sĩ Phạm Xuân Khiêm - chuyên gia phẫu thuật nâng ngực, Giám đốc Bệnh viện thẩm mỹ Emcas trao đổi xung quanh vấn đề bơm ngực và khắc phục sự cố hỏng ngực khi "dao kéo".
- Thưa bác sĩ, vì sao gần đây thường xảy ra sự cố ngực hỏng sau“dao kéo”?
- Hiện nay, phái nữ ngày càng mạnh dạn "tân trang" vòng một để đẹp và tự tin hơn trong cuộc sống. Tuy nhiên, không ít chị em chỉ quan tâm giá cả dịch vụ mà không đặt nặng vấn đề chuyên môn trong phẫu thuật thẩm mỹ. Vì ham rẻ, họ tìm đến những cơ sở kém chuyên môn để tiêm chất silicon lỏng, xong xuôi mới biết mình phạm sai lầm.
Việc tiêm silicon lỏng sai cách không những tiềm ẩn nguy cơ ung thư mà còn biến chứng gây xơ cứng, vón cục, đau, biến dạng, đổi màu trên đầu ngực. Do đó, hiện ngày một nhiều người tìm đến các bệnh viện thẩm mỹ để khắc phục hậu quả ngực hỏng. Tại Bệnh viện Emcas, tôi từng “sửa sai” cho nhiều trường hợp hỏng ngực và thành công khi đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại, đội ngũ bác sĩ, y tá giàu kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao.
- Bác sĩ có thể chia sẻ cụ thể trường hợp bơm ngực lỗi từng khắc phục?
- Tôi từng khắc phục hậu quả cho nhiều người tiêm silicon lỏng vào ngực. Vài hôm trước, có trường hợp bị biến chứng rất nặng. Chị này bơm ngực bằng silicon lỏng tại Thái Lan. Do bơm quá nhiều (mỗi bên khoảng 260 ml). Về Việt Nam, ngực không đẹp như mong muốn mà còn gặp nhiều biến chứng khác, nhất là phần da ngực bị hoại tử khá nặng.
Sau khi thực hiện các xét nghiệm và siêu âm, kết quả cho thấy có rất nhiều u trong mô vú, chúng tôi nhận định đây là ca phức tạp nên quyết định tiến hành từng bước để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Trong đợt đầu, chúng tôi phải đi theo mô silicon để lấy được khoảng 70% lượng silicon. Sau đó tiếp tục lấy silicon đợt hai và phải lấy hết khoảng 90%.
Sau phẫu thuật lấy silicon lỏng trong mô tuyến vú ra, bệnh nhân được tái tạo lại tuyến vú bằng cách sử dụng túi gel nâng ngực bồi đắp khối lượng mô tuyến vú bị lấy đi. Cuối cùng, người này được cấy thêm mô mỡ tự thân vào ngực để vòng một đẹp tự nhiên.
- Tại sao xử lý một ca bơm silicon lỏng lại phức tạp như vậy?
- Việc bơm silicon vào ngực thì dễ nhưng một khi đã bơm hỏng, phải lấy ra thì phức tạp hơn nhiều. Một trong những tổn thất mà người bệnh phải chấp nhận là trong quá trình lấy silicon, buộc phải lấy kèm cả mô mỡ và mô tuyến vú dẫn đến mô che phủ túi ngực không còn nhiều. Không bác sĩ nào có thể lấy silicon mà không lấy kèm mô. Do vậy, khi đặt túi vào ngực, dưới lớp da thiếu mô có thể lộ và chạm thấy túi. Bác sĩ phải từng bước giải quyết biến chứng từ silicon lỏng gây nên, sau đó tái tạo khuôn ngực. Đó là lý do bắt buộc phải trải qua nhiều bước phức tạp như vậy.
- Vì sao việc tái tạo khuôn ngực sau tiêm silicon hỏng không thể giải quyết trong một lần phẫu thuật?
- Như phân tích ở trên, bệnh nhân cần thực hiện ba đợt phẫu thuật: một là, bác sĩ lần theo mô để lấy silicon đồng thời đặt túi ngực to vào nhằm “khoả lấp chỗ trống” do mô bị lấy đi trong quá trình lấy silicon và cũng là để căng lớp da thừa, tránh da bị nhăn nhúm. Hai là đặt lại túi ngực và tạo hình đẹp chuẩn cho khuôn ngực. Ba là tiêm mỡ tự thân để tạo khuôn ngực đẹp một cách tự nhiên. Các bước này cần được thực hiện tuần tự và đầy đủ. Do tính chất phức tạp như vậy, bệnh nhân đã bơm silicon lỏng bị hỏng không thể khắc phục bằng việc gói gọn việc phẫu thuật một lần duy nhất.
- Bệnh nhân cần lưu ý gì sau phẫu thuật?
- Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần giữ cân nặng, tránh sụt cân (vì sụt cân đồng nghĩa với sụt mô mỡ). Đồng thời cần hạn chế sử dụng thuốc ngừa thai vì gây teo nhỏ mô tuyến vú.
- Người bệnh còn có thể gặp bất tiện nào khác khi "dao kéo"?
- Sau phẫu thuật, mô bị lấy kèm silicon, tuyến vú bị biến dạng và lượng da sẽ dư rất nhiều. Do vậy, khi đặt túi ngực vào, dưới lớp da thiếu mô cần đặt thể tích mô cấy to để da đừng nhăn nhúm lại. Đồng thời, vì vị trí silicon bơm vào ở trên cao nên túi gel cần đặt ở vị trí thay thế silicon vừa lấy để đảm bảo độ căng của da, điều này khiến túi ngực bị lộ hoặc nếu dùng tay chạm sẽ cảm thấy rõ túi ngực.
Lúc này, khuôn ngực chưa đẹp như ý nhưng người bệnh cần chấp nhận điều này. Đến công đoạn cuối (cấy mỡ tự thân), khuôn ngực mới hoàn thiện. Nếu bệnh nhân đang điều trị ở giai đoạn hai mà vẫn muốn có khuôn ngực đẹp thì không thể. Chỉ khi hoàn thành giai đoạn ba, ngực mới được tạo hình đẹp như mong muốn. Đó cũng là điều bất tiện mà họ buộc phải chấp nhận trong quá trình trị liệu.
- Lời khuyên của bác sĩ dành cho chị em đang muốn phẫu thuật thẩm mỹ?
- Trong phẫu thuật thẩm mỹ, tay nghề và chuyên môn của bác sĩ rất quan trọng. Nếu chị em ham rẻ hoặc vì lý do nào đó chọn phải người không có tay nghề thì hậu quả sẽ rất lớn. Đơn cử như trường hợp tôi kể ở trên, chỉ vì bơm silicon sai mà phải rất vất vả khắc phục sự cố. Nếu chị ấy tuân thủ phác đồ trị liệu thì phải phẫu thuật đến ba đợt mới tìm lại được dáng ngực đẹp. Sức khoẻ, sắc đẹp và lý trí đều trong tay mình. Điều bạn cần làm khi quyết định thẩm mỹ là chọn đúng nơi, đúng chỗ.
Bác sĩ Phạm Xuân Khiêm tốt nghiệp Đại Học Y Dược TPHCM năm 1997, một năm sau đó tham gia khoá nghiên cứu phẫu thuật và tái tạo thẩm mỹ do bác sĩ, nhà tạo hình nổi tiếng Patrick Hodges từ Mỹ trực tiếp hướng dẫn. Năm 1999, ông học khóa thực hành ở Bệnh viên Teng Tock Seng, Singapore.
Vui lòng đợi ...